Những yêu cầu về Đo lường trong thương mại, công nghiệp và xã hội
Cập nhật: 13/1/2016 | 12:40:56 PM
Hàng hóa thương mại quốc tế hàng năm tăng khoảng 15 %, khoảng 10 ngàn tỷ USD năm 2005, trong đó ước có 80 % bị ảnh hưởng bới các tiêu chuẩn và quy định. Sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, khả năng linh hoạt và đổi mới là đặc biệt quan trong để có được và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
1. Nhu cầu đối với các kết quả đo tin cậy và so sánh được đang tăng lên
Hàng hóa thương mại quốc tế hàng năm tăng khoảng 15 %, khoảng 10 ngàn tỷ USD năm 2005, trong đó ước có 80 % bị ảnh hưởng bới các tiêu chuẩn và quy định. Sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, khả năng linh hoạt và đổi mới là đặc biệt quan trong để có được và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chi phí của việc làm ra và cung cấp các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chiểm khoảng 10 % chi phí sản xuất. Trên thế giới, ngay ở những nước có xu hướng giảm quy định, thì các quy định kỹ thuật và các yêu cầu pháp định vẫn còn có vai trò đặc biệt. Trách nhiệm chứng minh sự phù hợp với các quy định kỹ thuật và các yêu cầu pháp định đang tăng lên đối với nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ. Tự công bố của nhà sản xuất và đánh giá của bên thứ ba là công cụ được sử dụng để kiểm tra sự phù hợp với quy định kỹ thuật và các yêu cầu pháp định. Việc công nhận và chứng nhận của bên thứ ba đóng vai trò quan trọng, tạo ra sự thông thoáng và lòng tin vào sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. Tất cả những điều này yêu cầu phải có sự thừa nhận quốc tế đối với kết quả đo, thử nghiệm tin cậy và so sánh được dựa trên cơ sở SI.
Sự an toàn và bảo vệ xã hội cũng yêu cầu các phép đo tin cậy và so sánh được. Du lịch quốc tế trở nên dễ dàng hơn, bệnh tật lan truyền nhanh chóng trên toàn cầu. Bệnh xuy hô hấp cấp (SARS), dịch cúm do chim di trú … đe dọa toàn nhân loại. Sản phẩm thực phẩm và lương thực được buôn bán trên toàn cầu, cần phải an toàn cho ăn uống của con người. Việc kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường là những vấn đề ưu tiên hàng đầu của quốc tế. Bảo vệ con người, động vật, thực vật là hoạt động kinh tế tốn kém. Những hoạt động này yêu cầu một cách tiếp cận hài hòa và phối hợp trên toàn cầu.
Ảnh minh họa: theo báo VietQ.vn
Các lĩnh vực có nhu cầu đối với đo lường tiên tiến được kể ra như sau :
· Bảo vệ sức khỏe,
· Thực phẩm, nông nghiệp và công nghệ sinh học,
· Công nghệ thông tin và truyền thông,
· Khoa học nano, công nghệ nano vật liệu và công nghệ sản xuất mới,
· Năng lượng,
· Biến đổi môi trường và khí hậu,
· Vận chuyển,
· Nghiên cứu không gian và an toàn .
Hướng phát triển của các ngành này bao gồm việc áp dụng và các trang thiết bị micro, nano, nồng độ hóa thấp hơn, môi trường sạch hơn …Tất cả yêu cầu sự cải tiến khả năng đo, yêu cầu phát triển khoa học đo lường cơ bản. NMI không thể chỉ còn thiết lập ở các lĩnh vực hoạt động truyền thống nữa.
Cần quan tâm đến các lĩnh vực mới như công nghiệp năng lượng và thiết bị ; công nghiệp ôtô, hàng không và vũ trụ, công nghiệp quang học, công nghiệp chip, điện tử và truyền thông; công nghiệp hóa học, dược phẩm và y học. Các lĩnh vực này yêu cầu phép đo tin cậy, có khả năng so sánh, được thừa nhận trên phạm vi quốc tê. Viện đo lường quốc gia và các viện được chỉ định khác phải cung cấp những phép hiệu chuẩn, đo và mẫu chuẩn được chứng nhận tin cậy, có thể so sánh trên toàn cầu và có khả năng liên kết chuẩn.
2. Sự phụ thuộc của các nước đang pháp triển vào hạ tầng cơ sơ đo lường được thừa nhận quốc tế
Các nước đang phát triển đặc biệt bị ảnh hưởng do thiếu một hạ tầng cơ sở về đo lường được thừa nhận quốc tế. Báo cáo của WTO năm 2005 về dỡ bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại báo động sự thiếu hụt hạ tầng cơ sở về đo lường được thừa nhận quốc tế ở nhiều nước đang phát triển như là một trở ngại đối với việc xuất khẩu sản phẩm khi thiếu sự đảm bảo với người tiêu dùng rằng hàng hóa xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy, hạ tầng cơ sở đo lường quốc gia là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện nền kinh tế ở các nước đang phát triển. Đặc biệt việc thiếu hụt về liên kết chuẩn đo lường trong các lĩnh vực như khối lượng, dung tích, lưu lượng, nhiệt độ và các phép đo hóa học, là những phép đo có tầm quan trọng trực tiếp đối với nhiều sản phẩm được các nước đang phát triển mua bán, đang cản trở sự phát triển kinh tế ở những nước này.
Những ví dụ về việc các nước nhập khẩu từ chối nhận sản phẩm thực phẩm đang tăng lên do kết quả đo và thử nghiệm của các nước xuất khẩu không được chấp nhận hoặc do thiếu hụt mọi phép đo và thử nghiệm. Các sản phẩm bị từ chối nhận bao gồm : cá, rau quả từ Africa đến Cộng đồng châu Âu và Mỹ; ruợu, cá, tôm từ Chile đến Mỹ và Cộng động châu Âu; thịt bò và mật ong từ Argentina; thịt cá hồi, sò, dược liệu Trung quốc tới nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới; và thịt gà Thái đến châu Âu. Sản phẩm nông nghiệp và cá là các mặt hàng xuất khẩu chính của các nước đang phát triển, trung bình khoảng 40 % GDP. Vật liệu thô như dầu, kim cương và kim loại … chiếm 40 %. Sản phẩm thành phẩm chỉ là 20 %.
Đáng tiếc, hầu hết các nước đang phát triển không ký kết Công ước Mét. Nhằm mục đích hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở đo lường phù hợp trong các nước đang phát triển và đồng thời để không để các nước đang phát triển đứng ngoài hạ tầng đo lường toàn cầu được tổ chức theo Công ước Mét, CGPM 21 năm 1999 cho phép các nước không là thành viên trở thành thành viên hợp tác của CGPM.
3. Đánh giá sự phù hợp và đo lường
Các tuyên bố về đánh giá sự phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các thị trường nội địa tự do và thị trường toàn cầu và trong các thỏa thuận thương mại quốc tế. Sự công nhận của bên thứ ba độc lập đối với các phòng thử nghiệm và các tổ chức chứng nhận sản phẩm bởi các tổ chức công nhận là các bên ký Thỏa thuận ILAC và IAF đảm bảo sự tin cậy của các tuyên bố về sự phù hợp. Sự tin cậy của các tuyên bố về sự phù hợp cũng như bản thân việc công nhận phụ thuộc vào các kết quả thử nghiệm và đo lường so sánh được và có thể liên kết chuẩn được công nhận toàn cầu. Vì vậy người ta cần một hạ tầng cơ sở toàn cầu cung cấp sự liên kết chuẩn theo các chuẩn đo lường ổn định lâu dài của SI, hoặc trong trường hợp không thuận lợi thì theo các mốc quy chiếu được thỏa thuận quốc tế khác, như các đơn vị quốc tế của WHO cho các phép đo hoạt độ sinh học.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của các NMI và các Viện được chỉ định khác, hợp tác với BIPM hoặc là các tổ chức từ các nước ký kết Công ước Mét, để thiết lập và đảm bảo sự liên kết chuẩn và khả năng so sánh được công nhận toàn cầu. Các Viện đo lường quốc gia và các Viện được chỉ định này là đỉnh của hệ thống đo lường quốc gia và thể hiện các chuẩn đo lường quốc gia cần thiết đối với sự liên kết chuẩn được chứng minh và công nhận quốc tế cho tất cả các hoạt động đo lường và thử nghiệm khác trong phạm vi quốc gia liên quan.
4. Dào cản kỹ thuật đối với thương mại và các thước đo vệ sinh và vệ sinh thực vật
Báo cáo của WTO đã đề cập tới việc dỡ bỏ dào chắn kỹ thuật trong thương mại do thiếu hụt hạ tầng cơ sở đo lường và công nhận được thừa nhận quốc tế như là một vấn đề quan trọng cản trở việc thiết lập hoạt động đánh giá sự phù hợp tin cậy trong các nước đang phát triển. Cụ thể là, trừ các nước có thể chứng minh sự tuân thủ thỏa thuận WTO về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật (thỏa thuận SPS) dựa trên hệ thống phân tích và kiểm tra các điểm hiểm nguy trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, hàng hóa xuất khẩu của họ có thể bị từ chối. Đánh giá hạ tầng cơ sở về đo lường và các công cụ đo lường phù hợp là một bước quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của WTO. Đối với các sản phẩm công nghiệp chế biến nông nghiệp, sự bất lực đối với việc đóng gói và ghi nhãn theo một cách đúng đắn lại một lần nữa do thiếu hụt các công cụ đo lường tin cậy được thừa nhận, và tiếp tục là dào cản trong thương mại.
Thêm vào đó, thương mại ở các nước phát triển đôi khi cũng gặp những cản trở nghiêm trọng do sự thiếu hụt hệ thống đo lường được thừa nhận quốc tế trong những lĩnh vực đo lường vật lý còn chưa được quan tâm đầy đủ. Những cái này bao gồm các đại lượng như mầu sắc, hình dáng, mùi, vị và các tính chất của vật liệu.
Công nhận các phòng thí nghiệm trong lĩnh vực hoa học đáng tiếc là vẫn chưa có sự đảm bảo rằng các kết quả đo, thử nghiệm của họ là có thể liên kết chuẩn và so sánh. Sự thiếu hiểu biết về đo lường , thiếu các mẫu chuẩn được chứng nhận có liên kết chuẩn đo lường, thiếu các phòng hiệu chuẩn hoặc các phòng thí nghiệm quy chiếu được công nhận là nguyên nhân vì sao sự tin cậy của các kết quả đo và thử nghiệm không đạt yêu cầu khi được đánh giá. Các NMI cần nỗ lực cải tiến đo lường trong hóa học, thiết lập các sơ đồ thứ bậc có cơ sở như trường hợp của đo lường vật lý truyền thống./.
(Nguồn tin: BBT - Hội ĐL)